Quang phổ phát xạ

Quang phổ phát xạ của một đèn halogen kim loại.
Trình bày kỹ thuật lấy quang phổ phát xạ với các thấu kính 589 nm D2 (trái) và 590 nm D1 (phải) để lấy quang phổ của natri bằng cách đốt muối ăn.

Quang phổ phát xạ của một nguyên tố hóa học hoặc hợp chất hóa học là một quang phổ của các tần số của bức xạ điện từ phát xạ khi một nguyên tử hoặc một phân tử chuyển đổi từ trạng thái năng lượng cao sang trạng thái năng lượng thấp hơn. Năng lượng photon của photon phát xạ bằng sự chênh lệch năng lượng giữa hai trạng thái trên. Có rất nhiều chuyển đổi điện tử có thể cho mỗi nguyên tử, và mỗi quá trình chuyển đổi có một sự khác biệt năng lượng cụ thể. Tập hợp các chuyển tiếp khác nhau, dẫn đến các bước sóng phát xạ khác nhau, tạo thành quang phổ phát xạ. Quang phổ phát xạ của mỗi nguyên tố là duy nhất. Do vậy, quang phổ học có thể được sử dụng để xác định các nguyên tố hóa học trong một vật chưa biết rõ thành phần. Tương tự, phổ phát xạ của các phân tử có thể được sử dụng trong phân tích hóa học của các chất.

Tham khảo

Liên kết ngoài

  • Emission spectra of atmospheric gases
  • NIST Physical Reference Data—Atomic Spectroscopy Data
  • Color Simulation of Element Emission Spectrum Based on NIST data Lưu trữ 2006-11-10 tại Wayback Machine
  • Hydrogen emission spectrum Lưu trữ 2008-11-20 tại Wayback Machine
  • Emissions Spectrum Java Applet Lưu trữ 2015-02-15 tại Wayback Machine
  • Astrophysics lecture slides on the emission coefficient Lưu trữ 2010-04-01 tại Wayback Machine from University of Chicago.
Hình tượng sơ khai Bài viết về chủ đề vật lý này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s