Alfred xứ Sachsen‑Coburg và Gotha

Alfred xứ Sachsen-Coburg và Gotha
Alfred của Liên hiệp Anh
Công tước xứ Edinburgh
Công tước xứ Sachsen-Coburg và Gotha
Tại vị22 tháng 8 năm 1893 – 30 tháng 7 năm 1900
Tiền nhiệmErnst II
Kế nhiệmCarl Eduard
Thông tin chung
Sinh6 tháng 8 năm 1844
Lâu đài Windsor, Windsor, Berkshire
Mất30 tháng 7 năm 1900 (55 tuổi)
Công quốc Sachsen-Coburg và Gotha, Đế chế Đức
An táng4 tháng 8 năm 1900
Friedhof am Glockenberg, Coburg, Đức
Phối ngẫuMariya Aleksandrovna của Nga
(kết hôn năm 1874)
Hậu duệAlfred, Thế tử của Sachsen-Coburg và Gotha
Marie, Vương hậu Romania
Victoria Melita, Đại vương công phu nhân Viktoriya Fyodorovna của Nga
Alexandra, Vương phi của Hohenlohe-Langenburg
Beatrice, Công tước phu nhân xứ Galliera
Tên đầy đủ
Alfred Ernest Albert
Vương tộcNhà Sachsen-Coburg và Gotha
Thân phụAlbrecht xứ Sachsen-Coburg và Gotha
Thân mẫuVictoria I của Liên hiệp Anh Vua hoặc hoàng đế
Sự nghiệp quân sự
Thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
Quân chủng Hải quân Hoàng gia Anh
Quân hàmĐô dốc hạm đội
Chỉ huyTổng tư lệnh, Plymouth
Hạm đội Địa Trung Hải
Hạm đội Channel
Admiral Superintendent of Naval Reserves, Malta
HMS Galatea (1859)

Alfred của Liên hiệp Anh, Công tước xứ Sachsen-Coburg và Gotha (Alfred Ernest Albert; 6 tháng 8 năm 1844 – 30 tháng 7 năm 1900) là thành viên của Vương thất anh và là Công tước xứ Edinburgh từ năm 1866. Ông là con trai của Victoria I của Liên hiệp AnhAlbrecht xứ Sachsen-Coburg và Gotha. Năm 1893, ông kế vị người bác, Ernst II trở thành Công tước xứ Sachsen-Coburg và Gotha, tước hiệu này trở thành danh xưng chính thức khi ông ở Đế quốc Đức.[1][2][3]

Tuổi thơ

Vương tử Alfred khi còn là một cậu bé

Alfred Ernest Albert chào đời ngày 6 tháng 8 năm 1844 tại Lâu đài Windsor. Ông là người con thứ 4 và là con trai thứ 2 của Victoria của AnhAlbrecht xứ Sachsen-Coburg và Gotha. Tại thời điểm sinh ra, ông đứng thứ 2 trong thứ tự kế vị ngai vàng Anh Quốc chỉ sau anh trai Albert Edward (sau là Edward VII). Trong gia đình, ông được gọi với cái tên Affie. Là con trai của quân chủ Anh, Alfred nghiễm nhiên được gọi là His Royal Highness The Prince Alfred - Vương tử Alfred Điện hạ.

Alfred được rửa tội tại Nhà nguyện riêng ở Lâu đài Windsor vào ngày 6 tháng 9 năm 1844 bởi William Howley, Tổng giám mục Canterbury. Cha mẹ đỡ đầu của ông gồm Vương tử George, Công tước xứ Cambridge (em họ của Nữ vương, đại diện bởi cha ông, Công tước xứ Cambridge), Công tước phu nhân xứ Sachsen-Coburg và Gotha (bác dâu của ông, đại diện bởi bà ngoại, Công tước phu nhân xứ Kent) và người bác bên ngoại Thân vương xứ Leiningen.[4](đại diện bởi Công tước xứ Wellington).

Alfred vẫn ở vị trí thứ 2 trong thứ tự kế vị ngai vàng Anh từ khi sinh ra cho đến tháng 1 năm 1864, khi vợ chồng anh trai là Albert Edward, Thân vương xứ WalesAlexandra của Đan Mạch chào đón đứa con đầu lòng, Vương tôn Albert Victor. Alfred đứng thứ 3 trong hàng kế vị và khi vợ chồng Thân vương xứ Wales tiếp tục có thêm những đứa con khác, Alfred càng bị tụt xuống theo thứ tự kế vị ngai vàng.

Gia nhập Hải quân Vương thất

Năm 1856, ở tuổi 12, Vương tử Alfred tỏ ý muốn gia nhập Hải quân Vương thất Anh và được giao cho Trung uý John Cowell. Năm 14 tuổi, ông vượt qua bài kiểm tra khả năng vào tháng 7 năm 1858 và được bổ nhiệm làm học viên hải quân tại HMS Euryalus.

Năm 1860, trên con tàu này, Alfred có chuyến thăm lần đầu tiên khi con tàu cập bến ở Thuộc địa Cape và gây ấn tượng rất tốt đối với người dân thuộc địa và các thủ lĩnh bản địa. Ông tham gia một cuộc đi săn ở Hartebeeste-Hoek, điều này dẫn đến việc một số lượng lớn các loài động vật bị tàn sát trong cuộc đi săn này.

Vào năm 1862, sau khi Othon I của Hy Lạp thoái vị, Alfred được ủng hộ mạnh mẽ để kế vị ngai vàng Hy Lạp, nhưng Chính phủ Anh đã phản đối kế hoạch này. Phần lớn sự phản đối là do Nữ vương Victoria và Vương tế Albrecht vì họ muốn Alfred sẽ kế vị trở thành Công tước của Công quốc Sachsen-Coburg và Gotha hơn là Quốc vương Hy Lạp.[5][6]

Ngày 24 tháng 2 năm 1863, Alfred được thăng cấp Trung úy của Hải quân Vương thất, trong thời gian này ông phục vụ trong Hải quân dưới quyền của Bá tước Gleichen, cũng là người anh họ của ông trên tàu HMS Racoon. Sau này, con trai của Bá tước Gleichen nhớ lại lời nhận xét của cha đối với Vương tử: "the Prince, although shaping well as a sailor, was of a somewhat wayward disposition at that period, and his high spirits more than once led him into minor troubles with the authorities." - "Vị Vương tử, dù có ngoại hình đáng mơ ước như một thủy thủ, nhưng lại có tính cách hơi ương ngạnh vào thời kì đó, và năng lượng nhiệt tình của Vương tử đã nhiều lần khiến ông rơi vào những rắc rối nhỏ với chính quyền".

Vào ngày 23 tháng 2 năm 1866, ông được thăng cấp thuyền trưởng và một năm sau được bổ nhiệm làm chỉ huy trên tàu HMS Galatea.[7] Đô đốc Charles Beresford mô tả Vương tử là người "bẩm sinh có khả năng tuyệt vời để dẫn đầu một hạm đội" và nói thêm rằng ông "hoàn toàn có thể trở thành đô đốc chiến đấu hạng nhất"

Công tước xứ Edinburgh

Vào ngày 24 tháng 5 năm 1866, trong lễ sinh nhật của Nữ vương Victoria, Vương tử Alfred được tấn phong làm Công tước xứ Edinburgh, Bá tước xứ Ulster và Bá tước xứ Kent kèm theo 15.000 bảng Anh do Quốc hội Anh cấp và chính thức là thành viên của Thượng Nghị viện Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.[8]

Ngày 24 tháng 1 năm 1867, khi vẫn chỉ huy tàu Galatea, Công tước xứ Edinburgh khởi hành từ Plymouth cho chuyến hành trình vòng quanh thế giới. Năm 1869, ông là thành viên đầu tiên của Vương thất Anh tại thời điểm đó đến thăm New Zealand. Vào ngày 7 tháng 6 năm 1867, ông rời Gibraltar, đến Mũi Hảo Vọng vào ngày 24 tháng 7, đến đảo Tristan da Cunha vào ngày 5 tháng 8 năm 1867, và có chuyến thăm Vương thất tới Cape Town vào ngày 24 tháng 8 năm 1867 sau khi cập bến tại Thị trấn Simon một thời gian trước đó. Ông đặt chân lên Glenelg, Nam Úc vào ngày 31 tháng 10 năm 1867.

Là thành viên đầu tiên của Vương thất Anh đến thăm Úc, Alfred được đón tiếp rất nhiệt tình. Trong thời gian lưu trú gần năm tháng, ông đã đến thăm Adelaide, Melbourne,Sydney, BrisbaneTasmania. Một số trường học và bệnh viện đã được đặt theo tên Vuơng tử Alfred để vinh danh ông, bao gồm Prince Alfred College, The Alfred Hospital và Royal Prince Alfred Hospital.

Vào ngày 12 tháng 3 năm 1868, trong chuyến thăm lần thứ 2 tới Úc, Alfred đã bị bắn nhát súng vào lưng bởi Henry James O'Farrell. Phát súng được bắn ở cự li gần đã làm gãy xuơng sống của ông trong gang tấc. Ông được chăm sóc trong hai tuần tiếp theo bởi 6 y tá do Florence Nightingale đào tạo và dẫn đầu bởi Matron Lucy Osburn, người vừa đến Úc vào tháng 2 năm 1868. Đầu tháng 4 năm 1868, Công tước hồi phục và có thể tiếp tục chỉ huy con tàu của mình trở về nhà. Sau 17 tháng vắng bóng, ông đến Spithead vào ngày 26 tháng 6 năm 1868

Năm 1869, Vuơng tử Alfred đến thăm Hawaii và dành thời gian với gia đình Vuơng thất ở đó, nơi ông được tặng một chiếc vòng hoa khi đến nơi. Alfred trở thành Vương tử châu Âu đầu tiên đến thăm Nhật Bản và được tiếp đón bởi Thiên hoàng Minh TrịTokyo[9][10] vào ngày 4 tháng 9 năm 1869. Tháng 12 năm 1869, Công tước đến thăm Ấn Độ và Ceylon (Nay là Sri Lanka), nơi ông đến thăm vào năm sau. Trong chuyến thăm, Alfred cũng ghé qua Hồng Kông, ông cũng là vị Vuơng tử Liên hiệp Anh đầu tiên đặt chân tới mảnh đất này.

Hôn nhân và gia đình

Những ứng cử viên tiềm năng

Năm 1862, Victoria của Anh viết thư cho người con cả Victoria, Vương nữ Vương thất, lúc bấy giờ là Thái tử phi của Phổ, rằng Đức ngài mong muốn Vương tử Alfred sẽ kết hôn với Vương nữ Dagmar của Đan Mạch. Nữ vương viết: "Ta nghe nói rằng Nga hoàng vẫn chưa từ bỏ ý định về việc hỏi cưới Alix hoặc Dagmar cho con trai ông ta. Ta sẽ rất tiếc nếu có bất cứ điều gì được quyết định cho Dagmar trước khi con gặp con bé, vì điều đó sẽ làm giảm đi cơ hội cho Affie". Nhưng sau đó, Nữ vương Victoria đã phản đối cuộc hôn nhân này vì sự tức giận của Đức đối với Đan Mạch về vùng lãnh thổ Schleswig-Holstein, đặc biệt khi Alfred là người thừa kế của Công quốc Sachsen-Coburg và Gotha. Nữ vương viết cho Thái tử phi của Phổ: "Ta tôn trọng Dagmar, ta không mong muốn con bé bị giữ lại cho Affie. Tốt hơn hết là để Hoàng đế có được con bé."

Ban đầu, Vương nữ Dagmar đính hôn với Tsesarevich Nikolai Aleksandrovich, tuy nhiên, ông qua đời vào ngày 22 tháng 4 năm 1865 trước sự chứng kiến ​​​​của cha mẹ, các anh em và Dagmar. Mong muốn cuối cùng của Nikolai là Dagmar sẽ kết hôn với em trai mình, Đại Vương công Aleksandr Aleksandrovich (sau này là Aleksandr III của Đế quốc Nga). Thể theo mong muốn của Nikolai, Aleksandr và Dagmar kết hôn, do đó bà đã trở thành Hoàng hậu của Đế quốc Nga.

Nữ vương Victoria coi Nữ Đại Vương công Olga Konstantinovna như một người vợ tiềm năng cho Affie. Đức ngài viết thư cho Victoria, Vương nữ Vương thất: "Thật đáng tiếc khi cô con gái duyên dáng của Sanny lại theo Chính thống giáo Hy Lạp. Cô gái ấy sẽ làm rất tốt". Vào năm 1867, Nữ vương nói với con gái cả rằng: "Ta đã từng nghĩ và hi vọng vào Olga bé nhỏ thân yêu, người hiện sắp kết hôn với Quốc vương Georgios I."

Kết hôn

Trong chuyến thăm chị gái là Vương nữ Alice vào tháng 8 năm 1868, Vương tử Alfred gặp Nữ Đại Công tước 14 tuổi Mariya Aleksandrovna của Nga. Vương nữ Alice đã kết hôn với anh họ của Mariya, Ludwig IV của Hessen và Rhine. Nữ Đại Công tước khi đó đang đi thăm họ hàng của mình, các Thân vương xứ Battenberg, ở Jugenheim.

Ngày 23 tháng 1 năm 1874, Alfred kết hôn với Nữ Đại Công tước Mariya Aleksandrovna của Nga ở Cung điện Mùa Đông, St. Petersburg, Nga. Mariya là con gái thứ 2 (và là người con gái còn sống) của Aleksandr II của Nga và người vợ đầu, Marie xứ Hessen và Rhine. Để đánh dấu kỷ niệm này, một tiệm bánh quy ở Anh đã làm ra một loại bánh có tên là Marie biscuit và tên của Mariya Aleksandrovna được in trên mặt trước của chiếc bánh.[11] Cặp đôi có 5 người con: Alfred Alexander (1874 - 1899), Marie (1875 - 1938), Victoria Melita (1876 - 1936), Alexandra (1878 - 1942) và Beatrice (1884 - 1966).[12]Cha của Mariya Aleksandrovna, Nga hoàng Aleksandr II đã cho bà một số tiền đáng kinh ngạc lúc bấy giờ là 100,000 bảng Anh làm của hồi môn, cùng với khoản trợ cấp hàng năm là 32,000 bảng Anh.

Cuộc hôn nhân của Alfred và Mariya không hạnh phúc. Khi đến Anh, Nữ Đại Công tước rất ngạc nhiên khi biết rằng mình phải nhường quyền ưu tiên cho Vương phi xứ Wales và tất cả các cô con gái của Nữ vương. Mariya yêu cầu được ưu tiên trước Vương phi Alexandra (Sau này là Vương hậu Alexandra của Liên hiệp Anh) vì bà coi gia đình Vương phi (Vương thất Đan Mạch) có địa vị kém hơn Nhà Romanov. Nữ vương từ chối yêu cầu này nhưng vẫn trao quyền ưu tiên cho bà chỉ sau Vương phi xứ Wales.

Công tước xứ Sachsen-Coburg và Gotha

Năm 1893, Ernst II xứ Sachsen-Coburg và Gotha qua đời mà không có con cái. Công quốc Sachsen-Coburg và Gotha sẽ được kế vị bởi những người con trai của Nữ vương Victoria, theo như thông lệ Vương tử Albert Edward sẽ là người thừa kế Công quốc nhưng Albert đã từ bỏ quyền kế vị và ủng hộ em trai mình, Vương tử Alfred. Vì vậy, vào ngày 22 tháng 8 năm 1893, Alfred chính thức trở thành Công tước của Sachsen-Coburg và Gotha. Công tước sau đó đã từ bỏ khoản trợ cấp 15.000 bảng Anh và vị trí trong Hạ việnHội đồng Cơ mật Anh,[13][14]nhưng ông vẫn giữ lại 10,000 bảng Anh từ cuộc hôn nhân của mình để tiếp tục duy trì Clarence House làm nơi ở cho ông và gia đình ở Luân Đôn. Khi mới kế thừa Công quốc, Alfred bị coi là "ngoại quốc" nhưng dần dần, ông trở nên nổi tiếng với dân chúng. Vào thời điểm ông qua đời (năm 1900), nhìn chung Công tước đã giành được nhiều thiện cảm từ quần chúng nhân dân.

Người con trai duy nhất của vợ chồng Công tước và cũng là người thừa kế Công quốc, Vương tôn Alfred, dính vào một vụ bê bối liên quan đến tình nhân của mình và đã tự sát bằng một khẩu súng vào tháng 1 năm 1899, giữa lễ kỉ niệm 25 năm ngày cưới của cha mẹ ông tại Schloss Friedenstein ở Gotha. Vương tôn sống sót, và mẹ ông đã gửi ông đến Meran để hồi phục. Tuy nhiên, Alfred qua đời 2 tuần sau đó, vào ngày 6 tháng 2. Cha của Vương tôn đã bị tàn phá sau cái chết của con trai.

Tước hiệu, tước vị và danh hiệu

Tước hiệu, tước vị

  • 6 tháng 8 năm 1844 - 24 tháng 5 năm 1866: His Royal Highness Prince Alfred (Vương tử Alfred Điện hạ)
  • 24 tháng 5 năm 1866 - 23 tháng 8 năm 1893: His Royal Highness The Duke of Edinburgh (Công tước xứ Edinburgh Điện hạ)
  • 23 tháng 8 năm 1893 - 30 tháng 7 năm 1900: His Royal Highness The Duke of Saxe-Coburg and Gotha (Công tước của Sachsen-Coburg và Gotha Điện hạ)

Danh hiệu

Ở Anh

  • KG: Hiệp sĩ Vương thất của Garter, 10 tháng 6 năm 1863[15]
  • KT: Hiệp sĩ Cây kế phụ, 15 tháng 10 năm 1864[16]
  • KP: Hiệp sĩ của Thánh Patrick, 14 tháng 5 năm 1880[17]
  • GCB: Đại Hiệp sĩ Thanh tẩy (quân sự), 25 tháng 5 năm 1889[18]
  • GCSI: Đại Hiệp sĩ Chỉ huy của Ngôi sao Ấn Độ, 7 tháng 2 năm 1870[19]
  • GCMG: Đại Hiệp sĩ của Thánh Michael và Thánh George, 29 tháng 6 năm 1869[20]
  • GCIE: Đại Chỉ huy của Đế quốc Ấn Độ, 21 tháng 6 năm 1887[21]
  • GCVO: Đại Hiệp sĩ của Huân chương Hoàng gia VIctoria, 24 May 1899[22]
  • PC: Ủy viên Cơ mật viện Vương quốc Liên hiệp Anh, 1866 – 1893
  • KStJ: Hiệp sĩ Công lý của Thánh John, 27 tháng 3 năm 1896[23]
  • ADC: Aide-de-camp cá nhân của Nữ vương Victoria, 9 tháng 12 năm 1882[24]

Ở nước khác

  •  Bồ Đào Nha:[25]
    • Đại Chữ thập của Tòa tháp và Thanh kiếm, 25 tháng 11 năm 1858
    • Đại Chữ thập của Dải Hai Huân chương, 7 tháng 11 năm 1889; Ba Huân chương, 28 tháng 2 năm 1894
  • Công quốc Sachsen-Coburg và Gotha Công quốc Sachsen-Altenburg Sachsen-Meiningen Các công quốc Ernestine: Đại Chữ thập của Huân chương Nhà Sachsen-Ernestine, Tháng 6 năm 1863;[26] Đại Bậc thầy, 22 tháng 8 năm 1893
  •  Bỉ: Đại Thập tự của Huân chương Leopold (quân sự), 15 tháng 8 năm 1863[27]
  • Bản mẫu:Country data Sachsen-Weimar-Eisenach: Đại Chữ thập Chim ưng trắng, 4 tháng 5 năm 1864[28]
  • Vương quốc Phổ:[29]
    • Hiệp sĩ Đại bàng đen, 7 tháng 5 năm 1864; với Vòng cổ, 1883
    • Chữ thập của Đại Chỉ huy của Huân chương Hoàng gia Nhà Hohenzollern, 5 tháng 12 1878
    • Hiệp sĩ Công lý của Huân chương Johanniter, 1883
  • Đại công quốc Hessen:[30]
    • Đại Chữ thập của Huân chương Ludwig, 15 tháng 5 năm 1864
    • Đại Chữ thập của Huân chương Philip Đại đế, với Thanh kiếm, 6 tháng 6 năm 1865
    • Hiệp sĩ Sư tử vàng, với Vòng cổ, 12 tháng 1 năm 1894
  •  Đế quốc Nga:[31]
    • Hiệp sĩ của Thánh Andrew, Tháng 5 năm 1865
    • Hiệp sĩ của Thánh Alexander Nevsky, Tháng 5 năm 1865
    • Hiệp sĩ Đại bàng trắng, Tháng 5 năm 1865
    • Hiệp sĩ của Thánh Anna, Hạng nhất, Tháng 5 năm 1865
    • Hiệp sĩ của Thánh Stanislaus, Hạng nhất, Tháng 5 năm 1865
  •  Nassau: Hiệp sĩ Sư tử vàng của Nassau, Tháng 7 năm 1865[32]
  •  Kingdom of Hawaii: Đại Chữ thập của Huân chương Kamehameha I, 1865
  •  Baden:
    • Hiệp sĩ của Huân chương Trung thành, 1865[33]
    • Đại Chữ thập của Sư tử Zähringer, 1865[34]
  • Đệ nhị Đế chế Pháp: Bắc đẩu bội tinh hạng nhất, Tháng 6 năm 1867[35]
  •  Đế quốc Brasil: Đại Chữ thập của Nam Thập Tự, 15 tháng 7 năm 1867
  •  Sachsen: Hiệp sĩ của Vương miện Rue, 15 tháng 7 năm 1867[36]
  • Mecklenburg: Đại Chữ thập của Vương miện Wend, với Crown in Ore và Kim cương, 28 tháng 6 năm 1868
  • Đế quốc Áo (1804–1867) Vương quốc Hungary (1920–1946) Đế quốc Áo-Hung: Đại Chữ thập của Huân chương Thánh Stephen của Hungary, 1874[37]
  •  Đan Mạch: Hiệp sĩ Con voi, 4 tháng 7 năm 1875[38]
  • Bản mẫu:Country data Thân vương quốc Serbia: Đại Chữ thập của Chữ thập Takovo[39]
  • Thụy Điển Na Uy Thụy Điển-Na Uy: Hiệp sĩ của Seraphim, 24 tháng 5 năm 1881[40]
  •  Hà Lan: Đại Chữ thập của Sư tử Hà Lan, 1 tháng 5 năm 1882
  •  Württemberg: Đại Chữ thập của Vương miện Württemberg, 1883[41]
  •  Đế quốc Ottoman: Huân chương Osmanieh, Hạng Đặc biệt Kim cương, 1886
  •  Vương quốc Ý:[42]
    • hiệp sĩ của Lễ báo tin, 8 tháng 6 năm 1887
    • Đại Chữ thập của Thánh Maurice và Lazarus, 8 tháng 6 năm 1887
  •  Tây Ban Nha:

Gia phả

Gia phả của Alfred xứ Sachsen-Coburg và Gotha
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
16. Frederick của Đại Anh
 
 
 
 
 
 
 
8. George III của Liên hiệp Anh
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
17. Augusta xứ Sachsen-Gotha-Altenburg
 
 
 
 
 
 
 
4. Edward của Liên hiệp Anh và Hannover
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
18. Karl Ludwig xứ Mecklenburg
 
 
 
 
 
 
 
9. Charlotte xứ Mecklenburg-Strelitz
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
19. Elisabeth Albertine xứ Sachsen-Hildburghausen
 
 
 
 
 
 
 
2. Victoria I của Liên hiệp Anh
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
20. Ernst Friedrich xứ Sachsen-Coburg-Saalfeld (= 24)
 
 
 
 
 
 
 
10. Franz I xứ Sachsen-Coburg-Saalfeld (= 12)[45]
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
21. Sophie Antoinette xứ Braunschweig-Wolfenbüttel (= 25)
 
 
 
 
 
 
 
5. Victoire xứ Sachsen-Coburg-Saalfeld
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
22. Heinrich XXIV Reuß xứ Ebersdorf (= 26)
 
 
 
 
 
 
 
11. Augusta Reuß xứ Ebersdorf (= 13)[45]
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
23. Caroline Ernestine xứ Erbach-Schönberg (= 27)
 
 
 
 
 
 
 
1. Alfred của Liên hiệp Anh
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
24. Ernst Friedrich xứ Sachsen-Coburg-Saalfeld (= 20)
 
 
 
 
 
 
 
12. Franz I xứ Sachsen-Coburg-Saalfeld (= 10)[45]
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
25. Sophie Antoinette xứ Braunschweig-Wolfenbüttel (= 21)
 
 
 
 
 
 
 
6. Ernst I xứ Sachsen-Coburg và Gotha[45]
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
26. Heinrich XXIV Reuß xứ Ebersdorf (= 22)
 
 
 
 
 
 
 
13. Augusta Reuß xứ Ebersdorf (= 11)[45]
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
27. Caroline Ernestine xứ Erbach-Schönberg (= 23)
 
 
 
 
 
 
 
3. Albrecht xứ Sachsen-Coburg và Gotha
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
28. Ernst II xứ Sachsen-Gotha-Altenburg
 
 
 
 
 
 
 
14. August I xứ Sachsen-Gotha-Altenburg[45]
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
29. Charlotte xứ Sachsen-Meiningen
 
 
 
 
 
 
 
7. Luise Pauline xứ Sachsen-Gotha-Altenburg[45]
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
30. Friedrich Franz I xứ Mecklenburg
 
 
 
 
 
 
 
15. Luise Charlotte xứ Mecklenburg[45]
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
31. Luise xứ Sachsen-Gotha-Altenburg
 
 
 
 
 
 

Tham khảo

  1. ^ “Alfred Ernest Albert, Third Duke of Saxe-Coburg and Gotha”.
  2. ^ Julia P. Gelardi, From Splendor to Revolution, p.32.
  3. ^ "Progress of His Royal Highness, Prince Alfred Ernest Albert, through the Cape Colony, British Kaffraria, the Orange Free State, and Port Natal in the year 1860"”.
  4. ^ "No. 20382". The London Gazette. 10 September 1844. p. 3149.
  5. ^ Julia P. Gelardi, From Splendor to Revolution, p. 32.
  6. ^ Wimbles, John. The Daughter of Tsar Alexander II. Published in The Grand Duchesses. Eurohistory.com, 2014. p. 46.
  7. ^ “Welcome to the Alfred Rowing Club site”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2022.
  8. ^ Klüglein, Norbert (1991). Coburg Stadt und Land (German). Verkehrsverein Coburg.
  9. ^ Fifty Years in the Royal Navy, p. 61.
  10. ^ “Gold Watch presented by the Duke of Edinburgh”.
  11. ^ La Tienda. “2-Pack Maria Cookies by Cuetera”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2007.
  12. ^ Klüglein, Norbert (1991). Coburg Stadt und Land (German). Verkehrsverein Coburg.
  13. ^ “Right Honourable no more BBC News”.
  14. ^ Wimbles, John. The Daughter of Tsar Alexander II. Published in The Grand Duchesses. Eurohistory.com, 2014. p. 46.
  15. ^ Shaw, Wm. A. (1906) The Knights of England, I, London, p. 62
  16. ^ Shaw, p. 85
  17. ^ Shaw, p. 104
  18. ^ Shaw, p. 199
  19. ^ Shaw, p. 309
  20. ^ Shaw, p. 336
  21. ^ Shaw, p. 401
  22. ^ Shaw, p. 418
  23. ^ “No. 26725”. The London Gazette: 1960. 27 tháng 3 năm 1896.
  24. ^ “Page 6321 | Issue 25176, 12 December 1882 | London Gazette | The Gazette”. www.thegazette.co.uk.
  25. ^ Bragança, Jose Vicente de (2014). “Agraciamentos Portugueses Aos Príncipes da Casa Saxe-Coburgo-Gota” [Portuguese Honours awarded to Princes of the House of Saxe-Coburg and Gotha]. Pro Phalaris (bằng tiếng Bồ Đào Nha). 9–10: 13. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2019.
  26. ^ Staatshandbücher für das Herzogtums Sachsen-Altenburg (1869), "Herzogliche Sachsen-Ernestinischer Hausorden" p. 18
  27. ^ “Liste des Membres de l'Ordre de Léopold”, Almanach Royal Officiel (bằng tiếng french), 1864, tr. 51 – qua Archives de BruxellesQuản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  28. ^ Staatshandbuch für das Großherzogtum Sachsen / Sachsen-Weimar-Eisenach (1869), "Großherzogliche Hausorden" p. 15 Lưu trữ 2020-06-08 tại Wayback Machine
  29. ^ “Königlich Preussische Ordensliste”, Preussische Ordens-Liste (bằng tiếng Đức), Berlin, 1: 6, 935, 1007, 1886 – qua hathitrust.org
  30. ^ Großherzoglich Hessische Ordensliste (bằng tiếng Đức), Darmstadt: Staatsverlag, 1898, tr. 4, 6, 33 – qua hathitrust.org
  31. ^ Sergey Semenovich Levin (2003). “Lists of Knights and Ladies”. Order of the Holy Apostle Andrew the First-called (1699–1917). Order of the Holy Great Martyr Catherine (1714–1917). Moscow.
  32. ^ Staats- und Adreß-Handbuch des Herzogthums Nassau (1866), "Herzogliche Orden" p. 9
  33. ^ Hof- und Staats-Handbuch des Großherzogtum Baden (1869), "Großherzogliche Orden" p. 55
  34. ^ Hof- und Staats-Handbuch ... Baden (1868), "Großherzogliche Orden" p. 65
  35. ^ M. & B. Wattel (2009). Les Grand'Croix de la Légion d'honneur de 1805 à nos jours. Titulaires français et étrangers. Paris: Archives & Culture. tr. 460. ISBN 978-2-35077-135-9.
  36. ^ Justus Perthes, Almanach de Gotha (1899) pp. 106–107
  37. ^ "A Szent István Rend tagjai" Lưu trữ 22 tháng 12 2010 tại Wayback Machine
  38. ^ Jørgen Pedersen (2009). Riddere af Elefantordenen, 1559–2009 (bằng tiếng Đan Mạch). Syddansk Universitetsforlag. tr. 286. ISBN 978-87-7674-434-2.
  39. ^ Acović, Dragomir (2012). Slava i čast: Odlikovanja među Srbima, Srbi među odlikovanjima. Belgrade: Službeni Glasnik. tr. 607.
  40. ^ Sveriges statskalender (PDF) (bằng tiếng Thụy Điển), 1891, tr. 388, truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2021 – qua gupea.ub.gu.se
  41. ^ Hof- und Staats-Handbuch des Königreich Württemberg (1896), "Königliche Orden" p. 28
  42. ^ Italia : Ministero dell'interno (1898). Calendario generale del Regno d'Italia. Unione tipografico-editrice. tr. 54.
  43. ^ “Real y distinguida orden de Carlos III”, Guóa Oficial de España (bằng tiếng Tây Ban Nha), 1900, tr. 174, truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2019
  44. ^ “Caballeros de la insigne orden del toisón de oro”, Guóa Oficial de España (bằng tiếng Tây Ban Nha), 1900, tr. 167, truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2019
  45. ^ a b c d e f g h Montgomery-Massingberd, Hugh (ed.) (1977). Burke's Royal Families of the World, 1st edition. London: Burke's Peerage
  • x
  • t
  • s
Các thế hệ biểu thị dòng dõi từ Vua George I, người đã chính thức sử dụng các danh hiệu Vương tửVương nữ cho các thành viên của Vương thất Anh.
Thế hệ thứ 1
Thế hệ thứ 2
Thế hệ thứ 3
  • Quốc vương George III
  • Hoàng tử Edward, Công tước xứ York và Albany
  • Hoàng tử William Henry, Công tước xứ Gloucester và Edinburgh
  • Hoàng tử Henry, Công tước xứ Cumberland và Strathearn
  • Hoàng tử Frederick
Thế hệ thứ 4
Thế hệ thứ 5
Thế hệ thứ 6
Thế hệ thứ 7
  • Albert Victor, Công tước xứ Clarence và Avondale
  • Quốc vương George V
  • Alexander John xứ Wales
  • Alfred, Thái tử của Sachsen-Coburg và Gotha
  • Hoàng tử Arthur của Connaught
  • Hoàng tử Charles Edward, Công tước xứ Albany và Sachsen-Coburg và Gotha
  • Hoàng tử George William của Hanover
  • Hoàng tử Christian của Hanover
  • Hoàng tử Ernest Augustus, Công tước xứ Brunswick
Thế hệ thứ 8
Thế hệ thứ 9
Thế hệ thứ 10
Thế hệ thứ 11
Thế hệ thứ 12
1 Là Prince of the United Kingdom nhưng không sử dụng tước vị.
  • x
  • t
  • s